Các việc cần làm khi công ty mới thành lập dành cho kế toán

Các việc cần làm khi công ty mới thành lập là gì? Kế toán cần làm những việc gì? công ty sau khi được thành lập sẽ cần thực hiện rất nhiều các đầu việc liên quan đến thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, hầu hết các vấn đề này đều phụ thuộc vào quyết định của nhà sáng lập nhưng kế toán cũng phải biết để tư vấn cho nhà sáng lập. Hãy cùng Fast tìm hiểu chi tiết Các việc cần làm khi công ty mới thành lập dành cho kế toán.

Các việc cần làm khi công ty mới thành lập dành cho kế toán

Các việc cần làm khi công ty mới thành lập

Để thành lập doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ, và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hỗ trợ cho việc thành lập được suôn sẻ và thuận lợi. Dưới là một số công việc cần làm cho doanh nghiệp mới thành lập.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Công việc cần làm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập là chọn loại hình doanh nghiệp.

Các loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty TNHH 1 thành viên (công ty TNHH MTV).
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần. 

Mỗi loại hình đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng loại hình để xác định và chọn lựa loại hình phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

STT LOẠI HÌNHDOANH NGHIỆP ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên – Chủ sở hữu sẽ được toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.– Doanh nghiệp có thể thành lập bởi một cá nhân.

– Cơ cấu tổ chức linh động và gọn.

– Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động trong phạm vi vốn điều lệ

– Nhà đầu  tư dễ dàng kiểm soát vì quy định chuyển nhượng chặt chẽ.

– Không được quyền thể phát hành cổ phiếu.– Chịu sự điều chỉnh của pháp luật một cách chặt chẽ.

– Công ty TNHH 1 thành viên không được phép rút vốn trực tiếp.

– Tiền lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

2 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên – Có tư cách pháp nhân– Thành viên tham gia thành chỉ có trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.

– Có thể tăng vốn điều lệ ( tăng vốn góp của thành viên, tiếp nhận thêm góp vốn từ thành viên mới, phát hành trái phiếu)

– Có nhiều chủ sở hữu nên có thể có nhiều vốn hơn công ty TNHH 1 thành viên.

– Quy định chuyển nhượng rất chặt chẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát

– Số lượng thành viên bị hạn chế (không quá 50 thành viên)– Không thể phát  hành cổ phiếu.

– Các hoạt động và cơ cấu tổ chức của công ty chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn các loại hình khác.

– Việc tăng hoặc giảm vốn đều phải báo với cơ quan có thẩm quyền.

3 Công ty cổ phần – Có tư cách pháp nhân– Giảm thiểu rủi ro với chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn

–  Có nhiều thành viên cùng tham gia kinh doanh, góp vốn

– Thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản

– Được phát hành cổ phiếu

– Có khả năng huy động vốn rất cao và linh hoạt (chào bán cổ phần, phát hành cổ phiếu)

– Khả năng hoạt động rất rộng rãi hầu hết các lĩnh vực.

– Cơ cấu tổ chức rất phức tạp– Trong kinh doanh, tài chính khả năng bảo mật bị hạn chế

– Khó khăn trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến doanh vì đều phải thông qua Hội Đồng quản trị,..

4 Công ty hợp danh – Công ty có thể hoạt động dựa trên uy tín của các thành viên góp vốn.– Các thành viên có thể hoạt động tự do và nhân danh công ty

– Việc điều hành quản lý khá đơn giản.

– Dễ dàng được ngân hàng cho vay vốn và hoãn nợ.

– Mức độ rủi ro rất cao– Không được thể phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

– Không có sự phân biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty một cách rõ ràng

5 Doanh nghiệp tư nhân – Chỉ 1 chủ đầu tư nên dễ dàng toàn quyền quyết định hoạt động công ty.– Ít chịu ràng buộc của pháp luật – Doanh nghiệp không được quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán, cổ phiếu nào.

– Chủ sở hữu chịu phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của công ty trước pháp luật

– Không có tư cách pháp nhân

Xác định ngành nghề kinh doanh

Trước khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký, doanh nghiệp cần tra cứu xem có thuộc 6 ngành nghề cấm kinh doanh hoặc có thuộc 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không.

Ví dụ, những ngành nghề bị cấm là:

  • Cấm kinh doanh mại dâm.
  • Cấm kinh doanh người, mô và các bộ phận cơ thể khác.
  • Cấm kinh doanh các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người…

Khi đã đăng ký kinh doanh  tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh đúng ngành, nghề đó.

Một số ngành, nghề đòi hỏi những điều kiện đặc thù, doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đủ để có thể thành lập doanh nghiệp.

Xác định nguồn vốn điều lệ

Vốn điều lệ khi doanh nghiệp mới thành lập là tổng giá trị tài sản các thành viên tham gia góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh và là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc mua khi thành lập công ty cổ phần. Vốn điều lệ đã góp và cam kết góp sẽ được ghi vào điều lệ Công ty.

Số vốn điều lệ không bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu, trừ những ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ liên quan đến năng lực tài chính của doanh nghiệp nên cần cân nhắc kỹ số vốn trước khi đăng ký.

Đặt tên doanh nghiệp

Quy định về việc đặt tên cho doanh nghiệp phải bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

Loại hình doanh nghiệp có thể được viết nguyên chữ hoặc viết tắt. Tên riêng doanh nghiệp được đặt từ bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ F, J, Z, W , chữ số và các ký hiệu được pháp luật quy định.

Một số điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý: 

  • Cấm đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã có.
  • Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị nếu chưa được sự chấp thuận của cơ quan đó.
  • Cấm dùng ký hiệu, từ ngữ vi phạm văn hóa đạo đức, không hợp với truyền thống lịch sử cũng như thuần phong mỹ tục của nước ta.

Chuẩn bị Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên hoặc cổ đông góp vốn đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND/Hộ chiếu/ CCCD (đối với cá nhân), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
  • Văn bản uỷ quyền cho người đại diện phần vốn nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập công ty.
  • Các loại hồ sơ khác đối với các ngành nghề kinh doanh (nếu có)

Các loại giấy phép và chứng chỉ cần thiết 

Giấy phép kinh doanh

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ có hồ sơ có hợp lệ hay không và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh hợp pháp để được phép hoạt động trong ngành nghề mà mình đăng ký.

Một số ngành nghề có điều kiện bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh riêng như bất động sản, tài chính, vận tải, thương mại điện tử, du lịch lữ hành, v.v.

Chứng chỉ hành nghề

Đối với một số ngành nghề yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao hoặc có tính chất đặc thù, các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hợp lệ để được phép hoạt động.

Các chứng chỉ và giấy phép khác

Ngoài những giấy phép và chứng chỉ trên, còn nhiều yêu cầu pháp lý khác tùy thuộc vào ngành nghề cụ thể, ví dụ:

  • Ngành giáo dục: Các cơ sở giáo dục tư thục cần có giấy phép từ Bộ hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
  • Ngành thực phẩm: Doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối thực phẩm cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan có thẩm quyền.

Kế toán cần làm khi doanh nghiệp mới thành lập?

Phần mềm Fast online

  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Mua chữ ký số
  • Mua hóa đơn điện tử
  • Mua phần mềm kế toán
  • Khai báo và nộp phí môn bài
  • Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Lựa chọn hóa đơn (căn cứ vào TT 39/2014/TT-BTC)
  • Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
  • Báo cáo sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, việc tìm hiểu kỹ lưỡng các vấn đề pháp lý là rất quan trọng. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ít cho quý doanh nghiệp trong việc thành lập công ty, cũng như các việc cần làm của kế toán khi doanh nghiệp mới thành lập.

Đánh giá post
.
.
.
.