Lộ trình chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện, đang bước vào giai đoạn gấp rút khiến nhiều doanh nghiệp đồng loạt sử dụng hóa đơn điện tử.
Trong thời điểm này, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp băn khoăn lớn nhất của doanh nghiệp là xử lý chuyển tiếp hóa đơn điện tử như thế nào để nhanh chóng, tiết kiệm, và không làm gián đoạn công việc kinh doanh? Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ thường gặp phải nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi và dưới đây là những chiến lược giúp doanh nghiệp nhỏ có bước chuyển đổi hóa đơn điện tử được thuận lợi hơn.
Đáp ứng đầy đủ điều kiện về hạ tầng CNTT
Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT là điều rất cần thiết để áp dụng các dịch vụ và giải pháp cho doanh nghiệp. Có liên quan đến nhân viên, khách hàng và đối tác để giúp năng suất kinh doanh tăng trưởng. Một cơ sở hạ tầng CNTT đầy đủ bao gồm phần mềm, phần cứng, tài nguyên mạng và các dịch vụ cần thiết.
Các doanh nghiệp cần phải thực hiện đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản về hạ tầng
CNTT theo quy định tại các Nghị định 51/2019/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP để việc chuyển đổi hóa đơn được diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm.
Tham khảo các hướng dẫn về chuyển đổi HĐĐT
Tham khảo xử lý chuyển tiếp hóa đơn điện tử theo quy định tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP
Tuy chưa được ban hành chính thức, nhưng Bộ Tài chính đã đăng tải dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của đơn vị, tổ chức, cá nhân có quan tâm.
Trên cơ sở các quy định được nêu tại Nghị định 119, các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể tham khảo Điều 49 dự thảo Thông tư hướng dẫn có đề cập đến việc xử lý chuyển tiếp hóa đơn điện tử như sau:
Từ ngày 01-11-2018 đến ngày 31-10-2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho việc đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử thì vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành hai Nghị định này.
Lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ phù hợp
Bên cạnh đó, chiến lược “then chốt” là tìm kiếm và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi hóa đơn điện tử nhanh chóng, an toàn, bảo mật và tiết kiệm phù hợp với chi phí của các doanh nghiệp nhỏ trong tình hình dịch bệnh đang ngày diễn biến phức tạp, để không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
nhằm đảm bảo bạn và đối tác có sự hợp tác lâu dài. Và bên cạnh đó về mặt uy tín đối tác lựa chọn phải là đơn vị có chất lượng sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ tốt cả trước, trong và sau bán hàng.
Fast e-Invoice là phần mềm lập và quản lý hóa đơn điện tử, giúp khách hàng lập, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử nhanh chóng, dễ dàng và an toàn. Fast e-Invoice sẵn sàng kết nối với các phần mềm tác nghiệp của FAST. Người sử dụng nhập thông tin hóa đơn trên phần mềm tác nghiệp của FAST và chữ ký số rồi chuyển lên phần mềm hóa đơn điện tử để phát hành… hoặc nhập hóa đơn trực tiếp trên phần mềm hóa đơn điện tử.
Hiện nay Fast e-Invoice đang có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Liên hệ 0917.757.227 – 0917.457.337 để được tư vấn chuyển đổi hóa đơn điện tử